Hạt Dổi – Gia Vị Phải Thử Một Lần Trong Đời

Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực thì không nên bỏ qua hạt dổi, một gia vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc. Hạt dổi với vị cay cay, hương thơm ngái ngái, dịu nhẹ rất riêng biệt, giúp các món ăn tăng hương vị và thêm phần hấp dẫn đặc biệt. Hãy cùng Domaxfood tìm hiểu một số loại hạt dổi và lợi ích hạt dổi mang lại nhé.

Hạt dổi là gì?

Hạt dổi tất nhiên được lấy từ cây dổi, nhưng không phải hái, mà là nhặt. Cây dổi là cây thân gỗ rất cao, có cây cao đến vài chục mét. Thông thường vào tháng 10, 11, người dân trên các vùng núi đi nhặt những hạt dổi rụng để làm gia vị hoặc để bán.

Hạt dổi cũng như hạt mắc khén, mọc chủ yếu ở các đồi núi vùng Tây Bắc. Nếu đã được lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi. Đây là “linh hồn” của mọi món ăn với người vùng cao.

Hạt dổi có 2 loại:

Hạt dổi nhỏ: Hạt dổi nhỏ, không đều nhau, có hạt bé tí, có hạt lại bằng hạt bắp, thường có màu vàng và đen. Hạt dổi loại này được mệnh danh là “vàng đen” của núi rừng đại ngàn. Hạt dổi này cực kì quý vì rất thơm và được ưa chuộng nhất, loại này ít, hiếm hơn và giá bán cao hơn hạt dổi to. Nhiều nơi gọi là dổi nếp, thân cây cũng giống hạt dổi to, nhưng lá bé hơn, vàng hơn.

Hạt dổi to: Hạt dổi loại này rất to, đen, không thơm bằng hạt dổi nhỏ, ngửi kĩ thì có mùi hắc hơn, loại này ít được ưa chuộng, số lượng bán nhiều và giá thành rẻ. Nhiều nơi gọi là dổi tẻ, đặc điểm cây chỉ khác là lá to hơn và xanh hơn cây hạt dổi nhỏ.

Hạt dổi- gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Không chỉ người dân Tây Bắc mà nhiều người khi được thưởng thức ẩm thực có gia vị hạt dổi ai ai cũng có những cảm nhận đặc biệt về loại gia vị độc đáo nơi đây. Với hạt dổi thì mùi hương thơm rất khó tả, vừa nồng nàn vừa nhẹ dịu rất khó quên, góp phần làm cho món ăn thêm đậm vị và đặc biệt hơn, nhất là qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ nơi đây. Người dân thường lấy hạt dổi rừng để làm gia vị chấm ăn cùng thịt lợn nướng, thịt luộc hoặc làm gia vị tẩm ướp các món ăn.

Hạt dổi khi đã được rang hoặc nướng chín sẽ cho một mùi thơm ngậy rất đặc trưng nên nhiều người vẫn nói “cẩn thận không bị nghiện hạt dổi”, không thể thiếu sự góp mặt của nó trong mỗi bữa cơm hàng ngày nơi đây. Nhiều món ăn Tây Bắc như chẩm chéo, thịt gác bếp, thịt lợn rừng, thịt nướng, cá nướng, tiết canh… nhờ có hương vị hạt dổi mà đã thêm phần hấp dẫn, tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn.

Lợi ích của hạt dổi:

Hạt dổi làm gia vị: Đây là lợi ích phổ biến mà ai cũng biết của hạt dổi. Hạt dổi phơi khô được nướng hoặc rang lên để làm gia vị, muối chấm. Bên cạnh đó, hạt dổi còn dùng để ướp các loại thực phẩm hoặc làm nước chấm thịt heo, thịt trâu cũng sẽ ngon hơn bởi vị cay cay, thơm thơm đặc trưng.

Hỗ trợ tiêu hóa: Hạt dổi được coi là một vị thuốc quý khi có tác dụng quan trọng trong việc điều trị các bệnh về tiêu hoá, xương cốt. Khi ăn kèm hạt dổi chung với các đồ lạnh như tiết canh, ốc, hột vịt lộn sẽ kích thích tiêu hoá và hạn chế tiêu chảy khá hiệu quả.

Hỗ trợ xương khớp: Hạt dổi nổi tiếng dùng làm gia vị, nhưng cũng dùng để ngâm rượu uống cho những ai đang bị bệnh về xương khớp.

Bài viết liên quan